TẬP HUẤN KĨ NĂNG SỐNG

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN
TẬP HUẤN KĨ NĂNG SỐNG
Chương 0: BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN
 
1/ Biểu hiện của học sinh giỏi toán:
- Có khả năng thay đổi phương thức hành động để giải quyết vấn đề phù hợp với điều kiện đã thay đổi.
- Có khả năng chuyển đổi từ trừu tượng khái quát sang cụ thể và ngược lại, có khả năng sát lập sự phụ thuộc của các dữ kiện theo hướng xuôi và ngược.
- Có khả năng tìm được nhiều cách giải khác nhau của bài toán.
- Có sự quan sát tinh tế, nhanh chóng phát hiện dấu hiệu bản chất làm cho việc giải quyết vấn đề một cách thuận lợi.
- Có trí tưởng tượng phát triển.
- Có khả năng suy luận có căn cứ, có óc tò mò, ham hiểu biết, có thói quen kiểm tra việc làm.
2/ Biện phát bồi dưỡng học sinh giỏi:
- Củng cố vững chắc và đào sâu kiến thức đã học, tìm các ví dụ để kiểm tra việc tiếp thu các kiến thức (Vun gốc cho cây).
- Ra thêm một số bài tập khó hơn trình độ chung, đòi hỏi vận dụng sâu kiến thức đã học hoặc vận dụng những phương pháp giải linh hoạt, sáng tạo.
- Yêu cầu các em giải toán bằng nhiều cách, so sánh chọn cách giải hợp lý nhất, hay nhất.
- Tập cho các em tự ra đề toán rồi giải.
- Giới thiệu cho các em tiểu sử một số nhà toán học xuất sắc để các em có lòng yêu thích môn toán, ham học toán, lòng kính yêu các nhà toán học. (VD: Neutơn, Gauss, Dirichlet,…)
- Tổ chức các buổi dạ hội toán học, thi đố toán học, câu lạc bộ các nhà toán học trẻ để cho các em trao đổi lẫn nhau.
- Hướng dẫn cho các em phương pháp học toán và tổ chức tự học ở nhà.

Tác giả bài viết: Phan Thị cẩm Tú